- Những gì được nói ra đều không phải là sự thật
- Những gì người ta tin đều không phải là sự thật
- Và tất cả những gì là sự thật thì người ta không ý thức nổi
Nghe khó hiểu nhỉ?
Lấy một ví dụ thế này: Con ah, bố thương con lắm, bố thấy con đang có một quyết định rất sai lầm, mà bố không sao nói cho con hiểu được. Con phải biết rằng, lấy một cô gái tật nguyền là rất khổ, con phải nghe bố…
Nguyên tắc bóc tách đòi hỏi chúng ta phải nghĩ:
- Thứ nhất, lời nói đó là nói dối, bố không lo cho con, bố lo cho bố thì đúng hơn, bố lo cho danh dự gia đình, bố không lo cho các con, bố sợ người ta nói: “Thằng con trông đẹp trai sáng láng lại đi lấy một cô vợ tật nguyền”.
- Thứ hai, tất cả những gì bố bạn tin đấy là sự thật, sự tốt đẹp: Nào là những tiêu chuẩn, rồi “không nên tật nguyền”, “thương cho con”, v.v… tất cả những gì ông bố đang tin và ông bố đang nghĩ là ông đang có cảm xúc đấy thật thì đều là giả.
- Thứ ba, cái mà bố bạn không ý thức thật rõ rất có thể là lòng hám danh, là nỗi sợ quần chúng, nỗi sợ những dư luận, nỗi sợ cô đơn, một nỗi sợ nào đấy tồn tại ở trong lòng, sợ đến mức phát bệnh, và chính nỗi sợ đấy gây ra bệnh, chứ không phải là việc con đòi cưới gây ra bệnh. Đấy là trạng thái nói dối mà người ta hay phạm vào nhất, còn trạng thái chủ động nói dối với ý thức là mình đang nói dối thì chúng ta sẽ xếp vào hạng khác.
Vấn đề là ở đây cũng chẳng bảo bạn cần phải vạch trần ai cả, nhưng bạn sẽ trở thành người lí trí hơn, thấu suốt hơn khi bạn biết điều họ thực sự cần, vậy bạn mới có thể chân thành thẳng thắn với chính họ và chính bản thân mình được.
Sẽ luôn luôn tồn tại:
– Một sự thật ẩn dấu đằng sau câu nói “Mình chỉ đùa thôi”
– Một vài suy nghĩ đằng sau câu “Tớ chẳng biết”
– Rất nhiều cảm xúc phía sau câu nói “Tao chẳng quan tâm”
– Và có thể là vô vàn tổn thương lẫn đau khổ mệt mỏi… mỗi khi ai đó nói “Em vẫn ổn”.
Sẽ luôn luôn tồn tại: Những điều ẩn chứa phía sau mỗi lời nói, hành động của chúng ta, một người kì vọng được yêu thương, sẽ khác với một người kì vọng muốn được thừa nhận, càng khác người mong muốn có được lợi ích gì đó từ mình. Chỉ khi bạn thực sự quan tâm và mong muốn thấu hiểu chính mình cũng như những người xung quanh, thấu suốt sự thật nằm đằng sau tất cả… Bạn mới có thể bước vào trái tim, bước vào thế giới nội tâm của TẤT CẢ
Phương pháp bóc tách khi đã thành một dạng tư duy thì bạn không bao giờ bị đánh lừa bởi những lời nói đầu tiên. Bạn sẽ thấy rằng luôn có một động lực tâm lí gì đấy đấy ẩn sau những điều được nói ra, và bạn phải cố gắng “bóc tách” những điều đấy. Phương pháp này hướng đến việc mổ xẻ tất cả, chỉ ra động lực đích thực của những gì được nói ra. Sự-thật, tự nó có tuyệt vời không?
Nhưng con đường đến sự thật còn cần thêm vài bước nữa. Và đừng tự biến mình thành kẻ nông cạn chỉ biết đặt mình vào những cạm bẫy của những điều bên ngoài sáng loáng và ngon ngọt.
!!! Nếu không bạn chính thức trở thành một kẻ không biết thấu hiểu và chưa từng biết cách bóc tách sự thật tâm cảm của bất cứ ai cả. Vậy việc mình ít bạn, không có ai tri kỉ, cảm giác không hiểu đúng ý nhau, bị mọi người nói là áp đặt… tất cả chỉ là do chúng ta thiếu đi dạng tư duy bóc tách này trong bức tranh đời mình mà thôi
Sau bước hình thành tư duy là còn nhiều bước để bóc tách, nhận diện kiểu người, cách để hỏi ướm, giúp người ta chia sẻ… và đó là một câu chuyện khác, vậy nên tạm thời, cứ dựa theo ba nguyên tắc căn bản như trên. Sự thật sẽ dần lộ ra với bạn… và còn hơn thế nữa…
Theo OOPSY – Sách Sự Thật Sau Cùng Là Tổn Thương
Link đặt sách: http://bit.ly/phuthuycamxuc-tiki
[ ]