Top 10 Bài Đọc Được Yêu Thích Nhất Tháng 8

1) KHÁC BIỆT SÂU SẮC TRONG CÁCH TƯ DUY CỦA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY – Biên tập bởi Tâm lý học ứng dụng – Tác giả: David Robson

Câu chuyện của Hokkaido chỉ là một trong số nhiều ví dụ thực tiễn về cách mà môi trường xã hội định hình tư tưởng của ta như thế nào. Từ những khác biệt lớn giữa phương Đông và phương Tây đến những khác biệt nhỏ giữa các bang của Mỹ, càng ngày ta càng thấy rõ rằng lịch sử, địa lý và văn hóa có thể thay đổi cách ta tư duy và nhìn nhận vấn đề – một cách tinh vi và kỳ lạ. Tư duy của ta thậm chí có thể được định hình bởi loại cây trồng từ thời tổ tiên, và 2 vùng được ngăn cách bởi một con sông sẽ có 2 kiểu tư duy khác nhau.

https://tamly.blog/khac-biet-sau-sac-trong-cach-tu-duy-cua-phuong-dong-va-phuong-tay/

2) VÌ SAO MỘT SỐ NGƯỜI LẠI KHÔNG THỂ THÀNH CÔNG? (PHẦN 1) – Edward –

Hôm nay Edward lý giải một cách logic vì sao sẽ có một nhóm người – không thể nào thành công được, ngay cả khi họ rất nỗ lực và cố gắng. Hãy cùng xem xét thông qua việc phân tích dưới góc nhìn tâm lý.

Nhiều bạn trẻ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường luôn mơ mộng về một ngày mình sẽ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, lương cao, công việc nhẹ nhàng, sếp dễ tính, đồng nghiệp thân thiện, nói chung tất tần tật từ A-Z phải chiều theo ý của mình. Và rồi họ cũng hơi chút ảo tưởng về năng lực thực sự cũng như bằng cấp của mình. Thời nay, tấm bằng không đo được năng lực cũng như kinh nghiệm và đẳng cấp của bạn. Kết quả bạn thể hiện trong công việc, thái độ bạn thể hiện với mọi người mới nói lên bạn là ai.

https://tamly.blog/vi-sao-mot-so-nguoi-lai-khong-the-thanh-cong/

 

3) TƯ DUY CÁI ĐINH VÀ QUẢ MÍT – VÌ SAO MỘT SỐ NGƯỜI LẠI KHÔNG THỂ THÀNH CÔNG? (PHẦN II) – Edward –

Chắc hẳn, không khó để bạn nhận ra hai hình ảnh này có gì đối lập. Quả mít có rất nhiều gai, nhiều mũi nhọn nhưng cái gai mít nào cũng ngắn, và bởi vì quả mít cũng tròn xoe nên nó chỉ có thể lăn tròn, chỉ cần tác động lực nhẹ là nó cũng bị lăn, chứ rất khó cố định hay đứng chắc chắn tại một vị trí. Cái đinh thì ngược lại. Nó chỉ có một mũi nhọn, nhưng mũi nhọn ấy rất dài. Chính vì lẽ đó, người ta mới dùng đinh để cố định vị trí, đóng giường, tủ, bàn, ghép gỗ lại vì đinh đã đóng rồi rất khó gỡ ra. Đó là lý do người xưa hay nói “Chắc như đinh đóng cột”.

https://tamly.blog/blog-tu-duy-cai-dinh-va-qua-mit/

 

4) VÌ SAO CHỌN ĐÚNG NGƯỜI VẪN CHIA TAY? – Edward – 

Bài viết này, Edward đưa ra một góc nhìn rất mới về việc chia tay; đó là vì sao chúng ta vẫn chia tay ngay cả khi đã chọn đúng người. Ở nhiều bài viết về tình yêu, bạn thường thấy các quan điểm như nguyên nhân dẫn đến một mối quan hệ đổ vỡ, hoặc điều khiến chúng ta chọn sai người trong tình yêu. Đây là một quan điểm mới, dựa trên một nghiên cứu gần đây chỉ ra vì sao có phần lớn cặp đôi, ngay cả khi đã chọn được đúng người, phù hợp với nhau, yêu nhau và đến với nhau thật lòng; nhưng kết quả cuối cùng vẫn là chia tay.

https://tamly.blog/vi-sao-chon-dung-nguoi-van-chia-tay/

Purchase this image at https://www.stocksy.com/1151773

 

5) TƯ DUY NÀO GIÚP BẠN THÀNH CÔNG? – Aiken –

Nếu coi thành công hay hạnh phúc là kết quả của 1 hệ phương trình gồm nhiều biến, thì Mindset là lăng kính lọc những thông tin ta tiếp nhận hằng ngày để ra được những biến đó. Vậy, biến có giá trị lớn hay nhỏ, mang dấu âm hay dương (tích cực hay tiêu cực), là hằng biến hay không (có thay đổi hay không) là dựa vào loại lăng kính mà chúng ta dùng để nhìn thế giới.

https://tamly.blog/tu-duy-nao-giup-ban-thanh-cong/

6) QUAN HỆ TÌNH DỤC CÓ GIÚP NÂNG CAO MỨC ĐỘ THÂN THIẾT KHÔNG? – Gigi – 

Đáp án ngắn gọn của năm 2017: Có.

Khi 2 người bắt đầu hẹn hò, vấn đề “khi nào thì quan hệ tình dục” có vẻ khá mấu chốt. Một phần là vì người ta thường kỳ vọng rằng tình dục sẽ giúp 2 người gần nhau hơn. Nhà tâm lý Cindy Meston và David Buss nói rằng khao khát cảm xúc gần gũi và cảm giác gắn kết là một trong những lý do hàng đầu mà cả nam giới lẫn nữ giới đưa ra cho việc quan hệ tình dục. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas phát hiện phụ nữ cũng có nhu cầu được gần gũi chẳng kém gì đàn ông, và đàn ông cũng theo đuổi sự thỏa mãn đơn thuần trong chuyện này chẳng thua gì phụ nữ.

https://tamly.blog/quan-tinh-duc-co-giup-nang-cao-muc-do-than-thiet-khong/

Purchase this image at https://www.stocksy.com/1356310

 

7) VÌ SAO MỘT NGƯỜI TỪ YÊU QUÝ CHUYỂN SANG GHÉT BẠN? – Edward – 

Có bao giờ bạn bị rơi vào hoàn cảnh một ai đó, vốn dĩ thân thiết và yêu quý với mình, tự nhiên một ngày đẹp trời thay đổi thái độ hoàn toàn, họ chuyển sang không thích bạn nữa, thậm chí là ghét bạn. Trong trường hợp này, bạn được coi là nạn nhân. Hoặc giả, bạn ở trong trường hợp mình chuyển sang ghét một người mà mình vốn dĩ đã từng yêu quý, thân thiết, thậm chí là ngưỡng mộ. Lý giải tâm lý cho hiện tượng này khởi nguồn từ đâu?

https://tamly.blog/vi-sao-mot-nguoi-tu-yeu-quy-chuyen-sang-ghet-ban/

 

8) 10 CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI “KẺ CUỒNG KIỂM SOÁT” – Biên tập bởi Tâm lý học ứng dụng – Tác giả Natalie Musaphia

Tôi từng là một kẻ cuồng kiểm soát. Mọi thứ trong đời tôi phải hoàn hảo.

Khi còn đi học, tôi phải là học sinh đứng đầu lớp. Nếu không đạt được điểm số cao nhất, tôi sẽ lo lắng. Các thầy cô giáo không thể hiểu được nỗi lo lắng của tôi. Tôi sinh ra đã vậy. Tôi nhớ một lần mình tham gia một khóa học trị liệu sắc đẹp hồi giữa những năm 20 tuổi, giám đốc trung tâm nói rằng bà cảm thấy lo vì tôi đạt điểm tuyệt đối trong mọi bài kiểm tra. Bà lo lắng bởi vì, “Điểm số sẽ chỉ có thể thấp đi chứ không cao lên được nữa!” Những lời nói đó sau này vô cùng ý nghĩa với tôi.

https://tamly.blog/10-cach-doi-pho-voi-ke-cuong-kiem-soat/

 

9) CÁI GIÁ CỦA NHỮNG LỜI NÓI DỐI TƯỞNG NHƯ VÔ HẠI – Biên tập bởi Tâm lý học ứng dụng – Tác giả: Darlene Lancer 
Tất cả chúng ta đều nói những lời nói dối vô hại. Nói “Tôi ổn” khi ta không hề ổn, khen ngợi những món quà ta không mong muốn, hay thậm chí là nói câu nói kinh điển “Tôi làm rồi” trong khi ta chưa làm. Nhưng một mối quan hệ thân mật, chân thành về cảm xúc đòi hỏi ta phải cho đối phương biết ta là ai. Nói thật dễ hơn nói dối rất nhiều. Dối trá bao gồm việc nói những câu mơ hồ và không rõ ràng, nói một nửa sự thật, thao túng thông tin qua việc nhấn mạnh, cường điệu hoặc giảm thiểu, che giấu thông tin hoặc cảm xúc quan trọng với người có “quyền được biết” vì nó ảnh hưởng đến mối quan hệ. Dù ta có thể coi mình là người trung thực, nhưng hầu như không có ai tiết lộ tất cả những suy nghĩ.

https://tamly.blog/cai-gia-cua-nhung-loi-noi-doi-tuong-nhu-vo-hai/

 

10) TẬP TRUNG THÔI CHƯA ĐỦ, HÃY BIẾT CÁCH KHÔNG TẬP TRUNG – Biên tập bởi Tâm lý học ứng dụng – Tác giả: Srini Pillay 
Khả năng tập trung là một nhân tố quan trọng làm nên sự xuất chúng. Các kỹ thuật tập trung như các danh sách công việc, thời gian biểu và lịch nhắc nhở đều giúp người ta theo dõi công việc. Một số người có thể không đồng ý với điều này, nhưng vẫn có những bằng chứng để củng cố quan điểm cho rằng việc tránh xao nhãng và giữ đầu óc tập trung đem đến các ích lợi: Ví dụ, luyện tập thiền định trong 10 phút mỗi ngày có thể tăng hiệu quả của khả năng lãnh đạo bằng cách giúp bạn điều khiển các cảm xúc một cách dễ dàng hơn và thấu hiểu những trải nghiệm trong quá khứ. Tuy có thể hữu ích, nhưng sự tập trung quá mức cũng có những mặt hạn chế thường thấy.

https://tamly.blog/tap-trung-thoi-chua-du-hay-biet-cach-khong-tap-trung/

 *Bài viết độc quyền tại Tâm lý học ứng dụng

Chia sẻ ý kiến của bạn:

Chia sẻ

Hãy khám phá bí quyết thấu hiểu bản thân, định hướng cho tương lai để làm chủ cuộc sống của bạn ngay hôm nay!TÌM HIỂU NGAY
+