Thí nghiệm của giáo sư Asch: Bị người khác thao túng

Năm 1953, giáo sư người Mỹ Asch cho 7 người tập trung vào một phòng. Họ được thông báo là sẽ tham gia vào một thí nghiệm về nhận thức. Thực ra trong 7 người đó, chỉ có một người duy nhất bị làm thí nghiệm. 6 người kia là các trợ lý được trả công để xui khiến cho đối tượng thực sự của thí nghiệm mắc sai lầm.

Người ta vẽ lên tường một đường thẳng dài 25cm và một đường thẳng dài 30cm. Hai đường song song với nhau nên đường 30cm dĩ nhiên sẽ dài hơn. Giáo sư Asch hỏi từng người xem đường nào dài hơn và cả 6 trợ lý đều trả lời như nhau là đường thẳng 25cm dài hơn. Cuối cùng, khi hỏi tới đối tượng thực sự của thí nghiệm thì trong 60% trường hợp, người đó luôn khẳng định là đường 25cm dài hơn.

Nếu anh ta chọn đường 30cm, 6 trợ lý sẽ giễu cợt anh ta và dưới sức ép như vậy, 30% cuối cùng đành thừa nhận mình nhầm. Thí nghiệm được lặp lại trên 100 sinh viên và giáo sư đại học (nghĩa là đối tượng không hề thiếu hiểu biết) và cho thấy là 9/10 người cuối cùng bị thuyết phục rằng đường thẳng 25cm dài hơn 30cm.

Nếu giáo sư Asch đặt lại nhiều lần câu hỏi đó với họ, rất nhiều người kiên quyết bảo vệ quan điểm và ngạc nhiên sao giáo sư cứ hỏi đi hỏi lại. Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là khi người ta cho họ biết ý nghĩa của thí nghiệm và vai trò của 6 người tham gia kia thì vẫn có có 10% khăng khăng là đường thẳng 25cm là đường dài hơn.

Còn những người buộc phải thừa nhận sai lầm thì tìm đủ mọi cớ để biện minh: mắt kém hoặc góc nhìn nhầm lẫn…

Sưu tầm

Chia sẻ ý kiến của bạn:

Chia sẻ

Hãy khám phá bí quyết thấu hiểu bản thân, định hướng cho tương lai để làm chủ cuộc sống của bạn ngay hôm nay!TÌM HIỂU NGAY
+