[Tham Vấn Tâm Lý] Triển Vọng Phát Triển Ngành Tâm Lý Tại Việt Nam?

 [ ]
[HỎI] Ad ơi, dạo này e đang hoang mang lắm. E vừa xong năm nhất ngành công nghệ sinh học mà thấy bế tắc quá, cảm giác như ngành đó ko phù hợp với mình. Em dự tính chuyển sang tâm lý học nhưng vì nước mình không mạnh về mặt này nên e đang lên kế hoạch đi du học. Em không biết rằng mình có thực sự hợp với tâm lý hay không, e sợ bỏ ngành em đang học rồi đầu tư rất nhiều để đi du học mà lại bỏ dở giữa chừng. Theo ad thấy ngành tâm lý yêu cầu và cơ hội như thế nào ạ, e có tham khảo một số trang hướng nghiệp trên mạng nhưng thấy vẫn còn mơ hồ lắm, hy vọng ad giúp e. Em cám ơn nhiều ạ.

Purchase this image at https://www.stocksy.com/1460736

[ĐÁP]
 
Hi em,
 
1. VIỆC CHÁN NGÀNH MÌNH HỌC
 
Sinh viên mới lên ĐH sẽ thường có tâm lý chán ngành mình học. Lý do không phải ngành ấy chán mà lý do là ngành nào khi em học chuyên sâu em cũng đều thấy nó phức tạp, khó khăn hết. Chưa kể em còn phải học đại cương nữa. Thêm vào đó, thay đổi thời gian học, thay đổi mô hình học, thay đổi sinh hoạt, một sự đảo lộn về sinh hoạt khác hẳn 12 năm trước đây sẽ dẫn đến sự thay đổi ít nhiều về tâm lý. Cho nên, việc em thấ chán ngành học không có nghĩa là ngành đó chán. Đây là vấn đề chung của mọi sinh viên. Vượt qua được hay không là do lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, em nên nhanh chóng ổn định và sắp xếp lại lịch trình sinh hoạt, làm việc để bản thân thích nghi. Đồng thời, cố gắng thật nhanh để hòa nhập với việc học mới, cũng như tìm ra phương pháp mới học tập cho hiệu quả.
 
2. NÊN THEO ĐUỔI LĨNH VỰC NÀO?
 
Công thức tối ưu để em ra quyết định cho một công việc mình định theo đuổi, em có thể tham khảo 3 yếu tố: thứ nhất là em thích nó; thứ hai là em giỏi nó; thứ ba là xã hội cần nó. Công việc nào sở hữu cả 3 yếu tố đó coi như là lựa chọn thành công với em. Tuy nhiên, đó là xét về mặt lý thuyết. Là bởi vì em muốn học sâu bất kì điều gì, nó đều khó – cho nên em sẽ thường dễ thích ở bề nổi thôi, chứ bề sâu thì là cả một sự nỗ lực. Thêm vào đó, mọi người cứ nghĩ là cái gì xã hội đang hot thì đâm đầu vào, điều đó không đúng.
 
Không quan trọng em làm cái gì, quan trọng là em lọt vào top 1% những người giỏi nhất trong lĩnh vực của em, chắc chắn em sẽ thành công. Nên nhớ, cũng là làm xe ôm – nhưng nếu em lãnh đạo một tập đoàn xe ôm như Grab-Bike phủ sóng trên cả thế giới thì chẳng ai nói là xe ôm là thấp cổ bé họng cả. Nếu làm nghề bán thịt gà mà em làm được như đại tá Harland Sander với tập đoàn KFC thì chẳng ai nói em bán gà là không thành công cả. Mà em muốn lọt vào top 1%, em phải đảm bảo có THẦY GIỎI NHẤT và phải sở hữu những kỹ năng quý và hiếm mà không nhiều người có được.
 
3. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TÂM LÝ TẠI VIỆT NAM
 
Ngành tâm lý tại Việt Nam hiện nay chưa phát triển mạnh, thậm chí sinh viên các trường tâm lý cơ hội việc làm còn gặp nhiều khó khăn. Lý do có cả chủ quan và khách quan. Học về tâm lý nếu học quá nhiều về tâm lý học lý thuyết sẽ rất phức tạp, theo kiểu nghiên cứu là nhiều. Tuy nhiên, ngành tâm lý học ứng dụng chắc chắn sẽ phát triển. Lý do là vì sự thay đổi của công nghệ, sau này sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi thế giới.
 
Ví dụ, ngày nay người ta có xe tự hành (ô tô không người lái). Họ có nanofarm (công nghệ trồng rau), em chỉ cần bỏ hạt giống vào tủ lạnh thì rau sẽ tự phát triển. Thế giới có robot tự biết nấu ăn. Họ cũng có những máy bán hàng tự động. Họ có robot tự may được áo. Như thế, nhiều ngành nghề: ví dụ trông rau, xe ôm truyền thống, lái xe taxi, bán hàng, đầu bếp, may mặc,… sẽ có nguy cơ mất việc rất cao. Những công việc mà robot hay máy móc không thay thế được là nhóm công việc liên quan đến tâm lý con người. Bởi rất khó để robot có thể hiểu cảm xúc. Lúc đó, nếu em có những kỹ năng tâm lý: thấu hiểu cảm xúc, thấu hiểu tâm lý, giao tiếp, thuyết trình, thương lượng, thuyết phục, quản lý, lãnh đạo, làm việc nhóm, truyền cảm hứng,.. gọi chung là tâm lý ứng dụng thì cho dù làm gì em cũng sẽ thành công.
 
Nếu theo đuổi ngành tâm lý, em cần nhớ học thêm cả tâm lý ứng dụng – những thứ mà trong giao tiếp tương tác với con người, em không thể không dùng.
 

*Tham vấn tâm lý độc quyền tại Tâm lý học ứng dụng

– Edward –

*Nếu bạn có bất kì vấn đề tâm lý nào cần hỗ trợ, hãy chia sẻ với chúng tôi tại đây: https://airtable.com/shr6Rm3y4do6mfjGb 

Chia sẻ ý kiến của bạn:

Chia sẻ

Hãy khám phá bí quyết thấu hiểu bản thân, định hướng cho tương lai để làm chủ cuộc sống của bạn ngay hôm nay!TÌM HIỂU NGAY
+