Tại sao chúng ta không thể ngừng nghe nhạc buồn?

Có thể một số bạn sẽ thích nghe nhạc buồn và cảm thấy không nghe không chịu nổi. Kiri cũng thích nghe nhạc buồn, mỗi khi buồn lại cũng nghe nhạc buồn chứ không nghe nhạc vui. Nhưng mà sau khi nghe lại không thấy buồn hơn mà đôi khi còn nhẹ nhõm, dễ chịu hơn.

Thực tế thì không người bình thường nào thích tận hưởng sự buồn bã và đau khổ. Vậy thì tại sao chúng ta lại thích nghe những bản nhạc buồn, đau thương? Chúng ta sẽ cũng tìm hiểu thử nhé.

Trong một nghiên cứu gần đây của đại học Tokyo, nhà nghiên cứu yêu cầu 44 tình nguyện viên (cả nhạc sĩ lẫn người thường) nghe cả nhạc vui và buồn, sau đó đánh giá nhận thức của bản thân về bài nhạc và trạng thái cảm xúc của bản thân.

Kết quả cho ta thấy là nhạc buồn gợi ra ‘cảm xúc trái ngược’ bởi vì người tham gia thấy những bản nhạc buồn ‘bi thương hơn, kém lãng mạn và kém hạnh phúc’ hơn bản thân họ khi nghe chúng.

Nói cách khác, nhạc buồn mà người tham gia nghe buồn hơn chính cuộc sống họ khiến cho họ không quá buồn về tình trạng của bản thân.

Nó gần giống như khi chúng ta thấy có người bất hạnh hơn mình, ta cảm thấy tội nghiệp họ và cũng thấy rằng mình vẫn còn hạnh phúc hơn nhiều người.

Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng trải nghiệm nỗi buồn qua âm nhạc hay mỹ thuật có thể phần nào dễ chịu, bởi vì nó ‘không đem lại sự đe dọa thật sự’ đến chúng ta. Trong đời thực, cảm xúc có thể và thường trực tiếp ảnh hưởng đến chúng ta (cả thể chất lẫn tinh thần).

Những nhà nghiên cứu nói, “nếu chúng ta trải qua cảm xúc khó chịu trong cuộc sống hàng ngày, nhạc buồn có thể giúp ta làm nhẹ đi những cảm xúc tiêu cực đó”.

Kiri thấy lý do giải thích ở trên phần nào hợp lý. Còn bạn, bạn thường nghe gì khi buồn?

Tham khảo psychologytoday.com

Ad Kiri

Chia sẻ ý kiến của bạn:

One Response

  1. 18/12/2017

Chia sẻ

Đăng ký tham gia khóa học QUANTUM LEAP - BƯỚC ĐẠI NHẢY VỌT với ưu đãi 90%ĐĂNG KÝ NGAY
+