Sự thông cảm có thể kích thích loại hành vi phi lý và đen tối này

[ ]

Mặt tối của sự cảm thông đối lập với hình ảnh phương-thuốc-chữa-trị-mọi-vấn-đề của nó.

Trái với quan điểm thường thấy rằng sự cảm thông là thứ cảm xúc duy nhất dẫn đến lòng trắc ẩn và nhiệt thành, sự cảm thông có thể tạo ra sự kích động ngoài mong đợi.

Kết quả này đến từ một nghiên cứu mới. Nghiên cứu này đã phát hiện rằng khi cảm thông với sự phiền não của ai đó, người ta bị thôi thúc trở nên hung hăng hơn đối với người khác, ngay cả khi người đó không có lỗi gì đáng trách.

Trong một nghiên cứu được đăng trên Personality and Social Psychology Bulletin, các nhà nghiên cứu đã cho người tham gia đọc về hoàn cảnh của một người đang gặp rắc rối về tài chính (Buffone & Poulin, 2014).

Đối với một số người tham gia, đối tượng này được miêu tả là đang rất phiền não về những khó khăn tài chính của mình.

Những người khác lại được đọc về một hoàn cảnh hơi khác một chút: đối tượng trong bài không lo lắng về những rắc rối tài chính của mình.

Sau đó họ được nói rằng đối tượng đó đang thi thố toán học với một người khác để giành 20 đô-la tiền thưởng.

Dưới vỏ bọc của một trải nghiệm hoàn toàn khác, những người tham gia có thể mang đến cho đối thủ tham gia cuộc thi toán kia một ít đồ uống có cồn.

Chủ nhiệm công trình nghiên cứu, Anneke Buffone, giải thích:

“Loại thức uống đó được ghi rõ là sẽ gây đau đớn và làm giảm hiệu quả làm việc, tức là họ càng mang thứ đồ uống đó đến nhiều thì người đối thủ kia càng thi đấu kém… và hiển nhiên là đối tượng có vấn đề về tài chính sẽ dễ thắng cuộc hơn.”

Kết quả cho thấy khi đối tượng có vấn đề về tài chính gặp khó khăn trong cuộc thi, những người tham gia nghiên cứu đã cho đối thủ của anh ta uống nhiều đồ uống có cồn hơn, mặc dù người đó chẳng làm gì sai.

Sự cảm thông đã khiến họ kích động hơn – và đó không phải vì họ là những người bốc đồng hay bị đe dọa.

Chỉ một mình sự cảm thông đã đủ kích thích hành vi manh động.

Bà Buffone tiếp lời:

“Chúng tôi nghĩ rằng trong số những yếu tố mang tính tình huống thúc đẩy sự quá khích, việc chứng kiến sự đau khổ hoặc nhu cầu bức thiết của người khác thường bị chúng ta bỏ qua.

… ai cũng có thể hành động quá khích vì sự thôi thúc của lòng cảm thông, chứ không riêng một tính cách nào.”

Các tác giả kết luận:

“Cũng hệt như việc xây dựng lòng tự trọng không phải là thuốc tiên mang đến cho ta những đứa trẻ hạnh phúc, thành công và biết thích ứng, […] các phương pháp tạo ra sự cảm thông có thể không ngăn chặn được những vấn đề như nạn bắt nạt và những hình thức bạo lực khác, vì bản thân sự kích động có thể là kết quả của lòng cảm thông.” (Buffone & Poulin, 2014).

Nguồn: Psy Blog

Dịch bởi Ad Gigi

Chia sẻ ý kiến của bạn:

Chia sẻ

Hãy khám phá bí quyết thấu hiểu bản thân, định hướng cho tương lai để làm chủ cuộc sống của bạn ngay hôm nay!TÌM HIỂU NGAY
+