Sách tâm lý hay nên đọc: Vạch mặt thiên tài nói dối – Oopsy

Lời nói dối chỉ đáng sợ khi không ai biết sự thật nằm ở đâu, cả kẻ nói và người nghe. Lời nói dối chỉ thao túng khi không ai biết làm sao để biết được sự thật, cả người nghe và người nói. Lời nói dối sẽ bị bóc tách khi bạn dám đối mặt với con-người-trần-trụi và đau-khổ trong bất kì ai.

Có một câu nói vui thế này, “sống bao lâu không bằng diễn bao sâu”. Trong sân khấu cuộc đời, có nhiều người tuy không phải là diễn viên, tuy không được ai trả cát-sê nhưng họ vẫn có trong mình một niềm đam mê diễn xuất bất tận. Khi đang trong vai diễn, họ không phải là con người thật của chính họ, và cứ thế nói như thể đúng rồi, nói dối như Cuội khiến bao nhiêu người khác vô tình trở thành nạn nhân trong vở kịch của họ.

Chắc hẳn rằng trong cuộc đời bạn đã gặp không ít “thiên tài diễn xuất”, “thiên tài nói dối” kể trên tới nỗi ngán ngẩm và không biết tin đâu là thật đâu là hư giữa vạn người dưng? Hậu quả để lại sau những lời nói dối là những tổn thương khó lành, hay những sự thật đắng lòng đến khó chấp nhận được.

“Vạch mặt thiên tài nói dối” của nhóm tác giả Oopsy sẽ trang bị cho bạn một bộ bí kíp để vạch trần những xảo thuật của các thiên tài nói dối, hay góp phần hạ màn những vở kịch của những kẻ thích diễn sâu. Trong quyển sách, bạn sẽ được hướng dẫn phương pháp bóc tách lời nói, bóc tách con người như gỡ từng lớp củ hành tây để tìm ra cái lõi của sự thật.

“Ví dụ một trường hợp bạn sống chết quyết định lấy một cô bé bị tật ở chân, khuôn mặt thì vô cùng xinh đẹp, nhà rất giàu có làm vợ. Bạn nhất quyết lấy cô gái này. Bố bạn nghe thế đổ bệnh luôn, ốm nằm nhà, rồi ông nói với bạn:

– Con ạ, bố thương con lắm, mà bố thấy con quyết định sai lầm, bố không làm sao nói cho con hiểu. Con còn trẻ, con không hiểu được, lấy một người vợ tật nguyền là sai lầm đến thế nào đâu.

Nguyên tắc bóc tách đòi hỏi chúng ta phải nghĩ:

  1. Lời nói đó là nói dối, bố không lo cho con, bố lo cho bố thì đúng hơn, bố lo cho danh dự gia đình, bố không lo cho các con, bố sợ người ta nói: “Thằng con trông đẹp trai sáng láng lại đi lấy một cô vợ tật nguyền.”
  2. Tất cả những gì bố bạn tin đấy là sự thật, sự tốt đẹp: Nào là những tiêu chuẩn, rồi “không nên lấy một cô vợ tật nguyền”, “thương cho con”, v.v.. tất cả những gì ông bố đang tin và nghĩ là ông đang có cảm xúc đấy thật thì đều là giả.
  3. Cái mà bố bạn không ý thức thật rõ rất có thể là lòng hám danh, là nỗi sợ quần chúng, nỗi sợ những dư luận, một nỗi sợ nào đấy tồn tại ở trong lòng, sợ đến mức phát bệnh. Và chính nỗi sợ đấy gây ra bệnh, chứ không phải là việc con đòi cưới gây ra bệnh. Đấy là trạng thái nói dối mà người ta hay phạm vào nhất, còn trạng thái chủ động nói dối với ý thức là mình đang nói dối thì chúng ta sẽ xếp vào hàng khác.”

Có mấy ai trong chúng ta trưởng thành mà không trải qua những tổn thương? Bạn có dám trưởng thành? Bạn có dám hiểu thấu mọi sự thật nằm sau những lời nói tưởng như vô hại nhất đến hấp dẫn nhất? Bạn có dám nhìn rõ những điều sâu thẳm và đen tối trong những người bạn yêu thương?

Hãy tìm đọc “Vạch mặt thiên tài nói dối” để sống khôn ngoan và thông minh hơn, để mạnh mẽ hơn trước những người luôn chực chờ làm tổn thương bạn.

Ad Harry

Chia sẻ ý kiến của bạn:

Chia sẻ

Hãy khám phá bí quyết thấu hiểu bản thân, định hướng cho tương lai để làm chủ cuộc sống của bạn ngay hôm nay!TÌM HIỂU NGAY
+