Sách tâm lý hay nên đọc: Thuyết Sao Cho Phục (Susan Weinschenk)

Tất cả chúng ta đều muốn người khác làm theo ý mình. Dù mục đích của ta là muốn người mua mua hàng, người bán bán hàng cho ta với giá hời, nhân viên chủ động làm việc hơn, hay người bạn đời vào bếp nấu bữa tối, thì nhiều hoạt động diễn ra hàng ngày của ta đều xoay quanh việc thuyết phục người khác làm theo ý mình. Thay vì sử dụng những phương pháp thông thường lúc thì hiệu quả lúc thì không, bạn có thể khai thác sức mạnh của tâm lý học và khoa học về não bộ để thúc đẩy mọi người làm theo ý bạn, thậm chí là khiến họ muốn làm theo ý bạn.

Trong quyển sách Thuyết Sao Cho Phục của Susan Weinschenk, bạn sẽ biết được 7 nguồn động lực thúc đẩy con người, những nghiên cứu khoa học đằng sau mỗi động lực và các chiến lược áp dụng cụ thể. Dưới dây chỉ là một vài ví dụ về những gì bạn sẽ khám phá:

❎ Càng có nhiều lựa chọn, mọi người càng hối tiếc với những gì mình đã chọn. Nếu muốn người khác ít hối tiếc hơn, hãy đưa ra ít lựa chọn hơn cho họ.

❎ Phần thưởng phát huy tác dụng tốt nhất khi được trao liên tục vào lúc đầu và ngắt quãng về sau.

❎ Nếu muốn mọi người hành động độc lập, hãy đề cập đến tiền bạc. Nhưng nếu muốn mọi người hợp tác hoặc giúp đỡ người khác, đừng nhắc gì đến tiền bạc.

Tác giả quyển sách Thuyết Sao Cho Phục là Susan Weinschenk – Tiến sĩ ngành tâm lý học hành vi. Bà đã áp dụng những nghiên cứu về tâm lý học và khoa học thần kinh vào các tình huống trong kinh doanh. Tiến sĩ Weinschenk là người sáng lập và là hiệu trưởng Học viện Weinschenk. Bà cũng là nhà tư vấn cho nhiều công ty trong Fortune 1000, nhiều cơ quan chính phủ, tổ chức giáo dục và tổ chức phi lợi nhuận. Khách hàng gọi bà là “người phụ nữ lý trí” vì bà luôn tìm tòi và phân tích những nghiên cứu mới nhất về khoa học thần kinh và cách não bộ hoạt động, đồng thời áp dụng nghiên cứu đó vào lĩnh vực kinh doanh và đời sống hàng ngày.
══════════
Trích đoạn sách:

“Đã bao nhiêu lần bạn nhận được lời mời tham dự một sự kiện có dòng thông báo rằng, “Chỉ giới hạn 50 người. Hãy đăng ký ngay để đảm bảo có chỗ.”?

Tại sao họ lại làm vậy? Vì nó có tác dụng! Nếu một thứ gì đó có vẻ khan hiếm, hoặc có thể trở nên khan hiếm, thì cả giá trị của thứ đó lẫn mong muốn có được nó sẽ tăng lên. Chúng ta sợ đánh mất cơ hội sở hữu hay mua sắm bất cứ thứ gì ta cho là khan hiếm.

Trong nghiên cứu vào năm 1975 của mình, Stephen Worchel yêu cầu mọi người đánh giá những chiếc bánh quy sô-cô-la. Các nhà nghiên cứu bỏ 10 chiếc bánh quy vào một cái hũ và 2 chiếc bánh quy giống hệt mấy chiếc kia vào một hũ khác. Những chiếc bánh trong hũ có ít bánh hơn được đánh giá là ngon hơn mặc dù tất cả bánh đều như nhau.

Không chỉ vậy, nếu trong hũ có nhiều bánh quy, và khi bánh đã gần hết sau một thời gian ngắn, thì những chiếc bánh còn sót lại được mọi người đánh giá là ngon hơn những chiếc bánh trước đó.
Chiến lược thúc đẩy mọi người hành động dạng này phát huy tác dụng với mọi thứ. Ví dụ:

  • Hãy mua cái áo này ngay vì chỉ còn lại 2 cái vừa cỡ bạn.
  • Để sử dụng dịch vụ trực tuyến mới này, bạn phải được một thành viên khác đã sử dụng dịch vụ gửi lời mời gia nhập.
  • Chúng tôi chỉ cho phép 30 người tham gia mỗi lượt. Hãy đăng ký (hoặc vào trong danh sách chờ) và chúng tôi sẽ báo cho bạn biết khi có chỗ trống.
  • Vé chỉ được bán đến thứ Năm tuần sau.
  • Chúng tôi sẽ chỉ nhận 5 tình nguyện viên trong năm nay.

Tương tự với sự khan hiếm là quan niệm cho rằng những thứ đắt tiền hơn – và do vậy khó có được hơn (hiếm) – thì chất lượng cao hơn. Trong vô thức, chúng ta có khuynh hướng mong muốn những thứ đắt tiền. Chúng ta vô thức đánh đồng sự đắt tiền với “chất lượng hơn”.”

Ad Harry

*Mua online tại: https://bit.ly/2LaCmgF

Chia sẻ ý kiến của bạn:

2 Comments

  1. Susana 12/02/2017

Chia sẻ

Hãy khám phá bí quyết thấu hiểu bản thân, định hướng cho tương lai để làm chủ cuộc sống của bạn ngay hôm nay!TÌM HIỂU NGAY
+