Sách tâm lý hay nên đọc: Sự Liều Lĩnh Vĩ Đại

[ ]

Bạn có nhận ra một điều rằng, chúng ta sống trong một thế giới đầy tổn thương, và một trong những cách chúng ta giải quyết nó là chúng ta ghìm nén sự tổn thương đó lại. Nhưng trong cuốn sách Sự Liều Lĩnh Vĩ Đại, bằng câu chuyện thực tế từ chính những trải nghiệm của bản thân, tác giả Brené Brown mô tả tâm lý tổn thương là nguồn gốc chính của sự xấu hổ và sợ hãi, nhưng nó cho thấy đó cũng chính là nơi sản sinh của niềm vui, của sự sáng tạo, của sự gắn kết, của tình yêu.

Bạn không thể lựa chọn đóng băng một cảm xúc mà bạn không thích được. Bạn không thể nói “Tôi đang gặp nhiều vấn đề tồi tệ”. Đây là sự tổn thương, đây là sự thất vọng. Và tôi không muốn cảm thấy những điều này, tôi muốn một vài ly bia và bánh ngọt nhân chuối. Nhưng nếu bạn đóng băng sự tổn thương, thì đồng nghĩa với việc bạn đóng băng sự biết ơn, đóng băng luôn niềm vui, đóng băng niềm hạnh phúc.

Với 16 năm kinh nghiệm nghiên cứu về lòng dũng cảm, sự tổn thương, nỗi xấu hổ và sự cảm thông. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả dẫn dắt chúng ta từ sự thiếu hụt trong nền văn hóa “không bao giờ đủ”, khi chúng ta bắt đầu một ngày mới là “tôi bị thiếu ngủ”, “tôi bị thiếu thời gian”. Trước cả khi ngồi dậy và đặt chân xuống sàn, chúng ta đã ở trong tình trạng thiếu hụt, bị mất mát một thứ gì đó. Và cho đến lúc lên giường đi ngủ, trí óc chúng ta vẫn chạy đua với những gánh nặng và những thứ chúng ta chưa đạt được trong ngày hôm đó.

Brené Brown vạch trần những hiểu lầm về sự tổn thương. Như mọi người thường xem thương tổn là yếu đuối, nhưng những người chấp nhận mạo hiểm, dũng cảm trước sự bất an, lộ diện bản thân và thể hiện cảm xúc “tôi đang bị tổn thương” chưa bao giờ đồng nghĩa với yếu đuối.

Và việc dũng cảm để tổn thương, có thể thay đổi cách chúng ta sống, yêu thương và dạy dỗ con cái như thế nào? Có một sự thật khủng khiếp rằng không có cái gì được gọi là nuôi dạy con hoàn hảo cả. Trẻ em bị quản chặt khi chúng sinh ra. Trong nền văn hóa “không bao giờ đủ”, bạn không nên nói “nhìn kìa, đứa bé thật hoàn hảo. Tôi đảm bảo rằng nó có thể vào đội quần vợt vào lớp năm và đại học Harvard vào lớp bảy”. Nhưng với trải nghiệm khi còn nhỏ của tác giả, thì những điều mà cha mẹ toàn tâm nên nói “Con biết không? Con không hoàn hảo, và con phải tranh đấu, nhưng con đáng được trân trọng với tình yêu và sự gắn kết”.

“Sự liều lĩnh vĩ đại” không phải là chuyện thắng hay thua. Nó là lòng can đảm. Và, không còn nghi ngờ gì nữa, bộc lộ bản thân đồng nghĩa với nguy cơ bị tổn thương cảm xúc nghiêm trọng. Thật sự là không có vinh quang nào mà không trải qua sự tổn thương. Sau khi đọc cuốn sách, ngay cả khi tôi cảm thấy mình bị xung quanh chỉ trích, sau tất cả tôi sẽ có suy nghĩ, đó là “Nói chuẩn rồi đấy.”

Các bạn có thể tìm đọc hai cuốn sách nữa của tác giả, cũng đều nằm trong danh sách New York Times bestsellers, đó là Món Quà Của Sự Không Hoàn Hảo, và Vươn Lên Từ Thất Bại. Bạn có thể nghe bài diễn thuyết Sức Mạnh Của Sự Tổn Thương của tác giả ở trên TED tại ĐÂY.

Ad Ted

Chia sẻ ý kiến của bạn:

Chia sẻ

Hãy khám phá bí quyết thấu hiểu bản thân, định hướng cho tương lai để làm chủ cuộc sống của bạn ngay hôm nay!TÌM HIỂU NGAY
+