
Cá hồi chum là một loài có “cá tính” vô cùng quyết liệt, chúng không bao giờ chịu quay đầu lại kể cả khi đã lao vào bẫy, và dù chỉ cần đổi hướng là có thể thoát nạn thì chúng vẫn cố chấp giữ nguyên hướng bơi ban đầu. Liệu bạn có đang sống giống như một chú cá hồi chum?
Rất nhiều người cho rằng tâm lý học là một môn khoa học phức tạp mà thần bí, kì thực không phải như vậy. Mọi khoa học đều bắt nguồn từ cuộc sống, mục đích cuối cùng của chúng là vận dụng vào cuộc sống thực tế để điều khiển cuộc sống, tâm lý học không nằm ngoài mục đích ấy. Trong cuộc sống, vô số loại hành vi làm bạn khó hiểu, mơ hồ đều là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học. Các nhà tâm lý học áp dụng các phương pháp khoa học, gián tiếp quan sát, nghiên cứu sâu về nội tâm con người, từ đó tìm ra những quy luật thích hợp, có tính phổ quát với nhân loại, giúp chúng ta cảm nhận rõ hơn về thế giới nội tâm phong phú của mình.
Nếu bạn là người yêu thích các nội dung tâm lý học ứng dụng, cũng như thích đọc các bài viết theo phong cách của ad Edward thì không nên bỏ lỡ quyển sách “Bạn có phải cá hồi chum?” của tác giả An Nhã Ninh. Khi nghe tên một tác giả Trung Quốc viết sách tâm lý, ắt hẳn sẽ có một số bạn có “tâm lý” bài trừ, không thích hoặc không tin tưởng vào chất lượng nội dung quyển sách. Nhưng kì thực, góc nhìn của những người Trung Quốc lại sát góc nhìn văn hóa Á Đông hơn bao giờ hết, do vậy khi đọc bạn sẽ dễ cảm ngộ quyển sách hơn khi đọc các dòng sách dịch thuật từ Tây phương.
“Trong Kinh thánh, có câu chuyện kể về việc Adam và Eva ăn trộm trái cấm. Ngay từ rất sớm, nhân loại đã có ý thức về vấn đề “ăn trộm trái cấm”, từ đó viết trong Kinh thánh để nhắc nhở mọi người. Tâm lý “ăn trộm trái cấm” này trong cuộc sống hiện đại càng được thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế, và càng thêm phức tạp.
Vì sao con người thường có ý muốn “ăn trộm trái cấm”? Bởi vì “trái cấm” luôn đặc biệt thơm ngon, hấp dẫn. Càng là những việc bị cấm, càng có thể kích thích lòng hiếu kì và tâm lý chống đối của con người. Mở rộng ra từ tâm lý “ăn trộm trái cấm”, chúng ta sẽ càng phát hiện được nhiều ứng dụng của tâm lý học trong cuộc sống.” (Trích đoạn sách)
Có thể nói, quyển sách “Bạn có phải cá hồi chum?” là một cẩm nang tổng hợp rất nhiều quy luật tâm lý thú vị nho nhỏ, mà bạn sẽ không thể “ngốn” hết trong một lần, mà phải nhấm nháp từ từ, mỗi ngày dành 10 phút đọc bất kì mục nào mà bạn thích.
– Chương 1: Tiếp cận tâm lý học – Suy nghĩ vấn đề dưới góc độ tâm lý học
– Chương 2: Tâm lý tình cảm – Khoa học tạo trạng thái tâm lý tích cực
– Chương 3:Tâm lý công sở – Con đường nhanh nhất để thành công trong sự nghiệp
– Chương 4: Tâm lý quản lý – nghệ thuật quản lý cấp dưới
– Chương 5: Tâm lý xã giao – Bí quyết nhìn thấu suy nghĩ của đối phương
– Chương 6: Tâm lý tính cách – Thoát khỏi chiếc khóa trói buộc bản thân
– Chương 7: Tâm lý tình yêu – Cùng bước tới bến bờ hạnh phúc
– Chương 8: Tâm lý thành công – Giải phóng tiềm năng vô hạn của bạn
– Chương 9: Loại bỏ tính cách tiêu cực – Xa rời mặt tối của nhân tính
Không hàn lâm, rất thực tiễn, nhiều ví dụ minh họa sống động là điều độc giả sẽ tìm thấy ở quyển sách “Bạn có phải cá hồi chum?”.
– Ad Harry –
Chia sẻ ý kiến của bạn: