Phong tục lì xì ngày Tết và nghệ thuật sống không hối tiếc mỗi dịp năm hết Tết đến

Sự tích kể rằng, phong tục lì xì ngày Tết Nguyên đán bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, ở Đông Hải có một con yêu quái thường xuất hiện gây hại cho bá tánh, song những ngày thường nó luôn bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, hàng năm vào đêm giao thừa, các vị thần tiên đều phải về trời để chầu Ngọc Đế. Lúc này yêu quái xuất hiện và thích quấy rối trẻ con đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao khiến các bậc cha mẹ phải thức để canh phòng.

Có một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh được một cậu con trai. Tết năm ấy có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái nên họ liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy. Việc lấy giấy đỏ gói tiền có tác dụng xua đuổi được yêu quái, hai vợ chồng vui mừng kể lại cho bà con làng xóm. Mọi người vui mừng, bắt chước làm theo và dần dần trở thành thói quen. Kể từ đó, người dân có phong tục cứ mỗi dịp Tết đến liền tặng lì xì, và từ đó trở thành một nét văn hóa.

Phong tục lì xì có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó lan dần sang những nước Á Đông, “lì xì” có gốc là từ 利市 (lợi thị) trong tiếng Trung, có các ý nghĩa:

  • Số lời thu được do mua bán mà ra.
  • Tốt lành, có lợi.
  • Vận tốt, vận may.

Cho nên, lì xì là đại diện cho sự may mắn, có lợi. Ngày đầu năm mới, người ta thường mong muốn trao cho nhau sự may mắn, kèm theo nhiều lời chúc như “An khang thịnh vượng”, “Vạn sự như ý”, “Sức khỏe dồi dào” để mỗi người đều có một khởi đầu thật tốt đẹp và suôn sẻ. hong bao lì xì mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa và tốt đẹp. Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm nên lì xì cũng được gọi là “hồng bao” là vì vậy. Lì xì không chỉ được tặng trong năm mới, mà đôi khi cũng được tặng trong những dịp đặc biệt như đám cưới, lễ tốt nghiệp,… Với văn hóa người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng thì các con số ở bên trong lì xì cũng có ý nghĩa nhất định. Cho nên, số tiền ở bên trong đối với nhiều người thì sẽ mang tính chất may mắn hơn là vật chất. Chẳng hạn số 68 là lộc phát, 86 là phát lộc, số 139 là thần tài, số 9 là trường tồn, và tránh đến con số không may mắn là số 4 (tử).

Xã hội ngày càng phát triển thì các phong bao lì xì cũng ngày càng được thiết kế tinh tế và ý nghĩa hơn, có những phong bao lì xì được thiết kế với câu chúc khác nhau, tùy vào điều mà mỗi người đang cần và hướng tới, chẳng hạn như một số phong bao lì xì sau trong bộ lì xì mang tên Hạnh Phúc Để Thành Công (https://bit.ly/2CAfO7e) được đặt tên và thiết kế rất đẹp và ý nghĩa.

Như vậy, có thể thấy rằng về mặt tâm lý chúng ta thường trao nhau những phong bao lì xì với những ý nghĩa và niềm tin về sự may mắn, thuận lợi, tài lộc, tốt đẹp khi một năm mới đến là bởi vì với mong muốn sẽ có được những khởi đầu tốt đẹp trong dịp năm mới. Thực ra thì cuộc sống vẫn tiếp diễn, nhưng dịp Tết giống như một ngày lễ đặc biệt để người ta bắt đầu khởi đầu mới với hy vọng sẽ có một năm mới tốt đẹp hơn năm cũ. Có thể một năm cũ đã qua vẫn còn những điều chưa trọn vẹn, đối với một số người thì đó là cả những điều hối tiếc. Là con người, ai cũng vậy, mỗi chúng ta đều muốn cái gì qua rồi thì cho qua, và khởi đầu mới thì phải tốt đẹp hơn.

Về tâm lý nói chung, chúng ta luôn có những điều hối tiếc nhất định. Vậy chúng ta sẽ không HỐI TIẾC điều gì vào cuối đời? Các nhà tâm lý thực hiện hàng nghìn nghiên cứu phỏng vấn nhiều người cao tuổi lúc cuối đời, và câu trả lời nhận được đó chính là hóa ra con người chúng ta không sợ chết lúc cuối đời. Điều mà chúng ta hối tiếc nhất đó là đã không sống trọn vẹn nhất có thể, và không dám làm những điều mình khao khát làm, để rồi đến cuối đời phải thốt ra những lời “giá như”.

Giá như là cái giá lớn nhất mà bạn có thể phải trả trong đời vì những gì mình đã không dám làm!

Chẳng một ai nói rằng họ hối tiếc vì đã thử thực hiện một điều gì đó và thất bại. Thế nhưng đa số mọi người đều nói rằng họ đã không đủ mạo hiểm. Có vẻ như nỗi tiếc nuối ám ảnh đa số chúng ta không phải là sự thất bại, mà là sự lựa chọn không chấp nhận bất kỳ rủi ro thất bại nào.

Cho nên, để không hối tiếc khi một dịp năm mới bắt đầu thì cách tốt nhất là hãy cho phép bản thân mình dám  chấp nhận rủi ro. Chúng ta không ai có thể đảm bảo rằng mình chắc chắn sẽ thành công khi làm một việc gì đó, bởi vì mọi cố gắng đều có khả năng thất bại. Khi yêu, ta luôn có nguy cơ bị từ chối. Khi theo đuổi ước mơ, ta luôn có nguy cơ không đạt được mục tiêu. Ta không thể đảm bảo thành công nhưng ta có thể cầm chắc thất bại bởi lựa chọn không nỗ lực. Quyết định dám chấp nhận rủi ro, dù có là rủi ro nhỏ nhặt đến thế nào đi chăng nữa cũng có liên quan sâu xa trong cả đời người.

 

Tiến sĩ John Izzo, tác giả cuốn sách nổi tiếng 5 Bài Học Để Đời chia sẻ những bài học để thực sự sống một cuộc đời trọn vẹn thông qua việc phỏng vấn hơn 200 người có độ tuổi từ 60 – 106, độ tuổi mà những người được phỏng vấn bắt đầu chiêm nghiệm nhiều về cuộc đời, về những gì làm cho cuộc đời họ đáng sống, về những gì mà cuộc đời họ hối hận đã chưa làm đã chia sẻ những câu chuyện tương tự.

Đó là câu chuyện kể về một người phụ nữ ở tuổi 70, kể lại rằng bà đã viết 6 quyển sách khác nhau trong vài chục năm qua, có quyển viết nhiều, có quyển viết ít, nhưng quyển nào cũng dở dang cả. Tất cả cứ nằm đó trong máy tính của bà. Chính nỗi sợ không được công nhận đã khiến cho người phụ nữ này không bao giờ viết được xong những quyển sách mà bà ấp ủ cả đời. Nếu như ngày còn trẻ hơn, người phụ nữ ấy cho phép mình một lần dám chấp nhận rủi ro thì có lẽ sau này, cuộc đời bà đã khác.

Bạn cũng như vậy, nếu như năm vừa rồi bạn có những dự định muốn làm và vẫn còn chần chừ trì hoãn, liệu đến khi nào bạn sẽ lựa chọn bắt tay vào làm? Đó có thể là ý định đến phòng gym để quyết tâm giảm cân, quyết định học một ngoại ngữ mới, quyết định khởi nghiệp kinh doanh, quyết định bứt phá trong sự nghiệp, quyết định dũng cảm thổ lộ lời yêu thương với một ai đó,… cho dù bạn vẫn còn đâu đó những nỗi sợ, nhưng có sao đâu nếu bạn bắt tay vào làm dù không thành công. Bởi lẽ, khi đó bạn cũng sẽ không còn hối hận vì biết rằng mình ít nhất cũng đã từng thử một lần.

*Bài viết độc quyền tại Tâm Lý Học Ứng Dụng – Bạn nào quan tâm đến các phong bao lì xì trên, có thể tìm hiểu thêm thông tin tại https://bit.ly/2CAfO7e

Chia sẻ ý kiến của bạn:

Chia sẻ

Đăng ký tham gia khóa học QUANTUM LEAP - BƯỚC ĐẠI NHẢY VỌT với ưu đãi 90%ĐĂNG KÝ NGAY
+