Theo dữ liệu do Facebook cung cấp, một người dùng bình thường dành gần 1 giờ đồng hồ cho trang mạng xã hội này mỗi ngày. Một nghiên cứu tại Deloitte phát hiện rằng đối với nhiều người sử dụng điện thoại thông minh thì việc kiểm tra các ứng dụng truyền thông xã hội là việc đầu tiên họ làm vào buổi sáng – thường thì trước cả khi rời giường. Đương nhiên, tương tác xã hội là một phần lành mạnh và cần thiết trong sự tồn tại của con người. Hàng ngàn nghiên cứu đã kết luận rằng con người nỗ lực nhất khi họ có các mối quan hệ tích cực và vững vàng với những con người khác.
Thử thách là ở chỗ đa số các tương tác xã hội đã được thực hiện bằng cách sử dụng mạng lưới xã hội “thực tế” và trực tiếp, trái ngược với các mối quan hệ trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Vậy thì, trong khi việc tương tác xã hội theo phong cách cũ là lành mạnh, sự tươgn tác hoàn toàn được diễn ra trên màn hình điện tử thì sao? Khi bạn thức giấc và nhân vào biểu tượng màu xanh dương nho nhỏ đó, nó tạo ra ảnh hưởng gì đối với bạn?
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng việc sử dụng mạng truyền thông xã hội có thể khiến con người xao nhãng các mối quan hệ trong thực tế, giảm sự đầu tư dành cho các hoạt động có ý nghĩa, gia tăng hiện tượng ngồi ì một chỗ qua việc dành nhiều thời gian hơn để sử dụng màn hình điện tử, từ đó dẫn đến nghiện Internet và sa sút lòng tự trọng bởi những so sánh không hữu ích với người khác. Sự tự so sánh có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của con người, và bởi vì người ta có xu hướng thể hiện những khía cạnh tích cực nhất trong cuộc sống của mình trên mạng xã hội, người ta có thể sẽ tin rằng cuộc sống của mình kém cỏi hơn những gì họ thấy người khác thể hiện trên mạng. Tuy nhiên, một số người theo chủ nghĩa hoài nghi đã đặt vấn đề rằng có lẽ những người kém hạnh phúc hơn thường có xu hướng sử dụng mạng xã hội nhiều hơn, chứ không phải mạng xã hội khiến người ta kém hạnh phúc hơn. Hơn nữa, các nghiên cứu khác cũng phát hiện rằng việc sử dụng mạng xã hội có tác động tích cực lên hạnh phúc của con người thông qua việc gia tăng sự hỗ trợ lẫn nhau, cũng như củng cố các mối quan hệ ngoài đời thực.
Chúng ta đã muốn có một bức tranh rõ ràng hơn về mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và hạnh phúc con người, cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng 3 nhóm dữ liệu từ 5.208 người trưởng thành từ các thời kỳ khác nhau do tổ chức Gallup thu thập, kết hợp với vài phân tích khác về việc sử dụng Facebook, để xem mức độ hạnh phúc thay đổi như thế nào qua thời gian khi người ta có sử dụng Facebook. Các chỉ tiêu đo lường mức độ hạnh phúc mà chúng tôi đưa ra gồm có sự thỏa mãn về cuộc sống, báo cáo tự đánh giá sức khỏe tâm thần và thể chất của bản thân người được khảo sát và chỉ số hình thể BMI. Cách đo lường mức độ sử dụng Facebook mà chúng tôi đưa ra gồm số bài đăng, số lượt “thích” bài đăng của người khác và số lượt nhấn vào các đường link. Chúng tôi cũng có số đo các mạng lưới xã hội mà người tham gia có trong thực tế. Trong mỗi nhóm dữ liệu, người tham gia được yêu cầu liệt kê tối đa 4 người bạn mà họ thảo luận những vấn đề quan trọng và tối đa 4 người bạn mà họ tụ tập cùng vào thời gian rãnh. Như vậy mỗi người tham gia có thể kể tên tổng cộng 8 đối tượng khác nhau.
Phương pháp này của chúng tôi có 3 ưu điểm khiến nó khác biện với những nghiên cứu khác trong cùng chủ đề.
- Thứ nhất, chúng tôi có 3 nhóm dữ liệu của nhiều người tham gia trong khoảng thời gian 2 năm. Điều này cho phép chúng tôi theo dõi sự thay đổi trong việc sử dụng mạng xã hội có quan hệ như thế nào với những thay đổi trong mức độ hạnh phúc. Đa số các nghiên cứu đến thời điểm này chỉ sử dụng nhóm dữ liệu của 1 giai đoạn, khiến cho việc lý giải và kết luận bị giới hạn trong một nhóm đơn giản.
- Thứ hai, chúng tôi có các chỉ tiêu đo lường khách quan về mức độ sử dụng Facebook, được lấy trực tiếp từ tài khoản Facebook của những người tham gia nghiên cứu, chứ không phải chỉ là những số liệu do một cá nhân tự đưa ra.
- Thứ ba, bên cạnh dữ liệu về Facebook, chúng tôi còn có thông tin về các mạng lưới xã hội trong thực tế của người tham gia, từ đó cho phép chúng tôi so sánh trực tiếp 2 nguồn ảnh hưởng (mạng lưới xã hội thực tế và các tương tác trực tuyến).
Đương nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cũng có mặt hạn chế, bao gồm việc chúng tôi không thể chắc chắn về mức độ đại diện của nó toàn diện đến đâu, vì không phải ai trong những người tham gia lấy mẫu cho Gallup cũng cho phép chúng tôi tiếp cận dữ liệu Facebook của họ.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong khi những mạng lưới xã hội trong đời thực có quan hệ tích cực với sự hạnh phúc tổng thể, thì việc sử dụng Facebook lại có quan hệ tiêu cực với sự hạnh phúc này. Kết quả này đặc biệt rõ rệt đối với sức khỏe tâm thần; phần lớn các chỉ số đo lường việc sử dụng Facebook trong 1 năm cho thấy sự giảm sút về sức khỏe tâm thần trong năm kế tiếp. Chúng tôi liên tục nhận thấy rằng cả việc “thích” nội dung do người khác đăng tải và việc nhấn vào các đường link đã dự đoán khá chính xác việc giảm sút trong sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và mức độ thỏa mãn với cuộc sống của người sử dụng.
Hệ thống của chúng tôi bao gồm các số liệu đánh giá về mạng lưới xã hội thực tế và so sánh với khi sử dụng Facebook. Khi xem xét mức độ hạnh phúc, các mạng lưới xã hội và mức độ sử dụng Facebook ban đầu của người dùng, chúng tôi thấy rằng việc tăng mức độ sử dụng Facebook vẫn có liên quan đến xu hướng giảm sút mức độ hạnh phúc trong tương lai. Điều này mang lại vài bằng chứng cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa mức độ sử dụng Facebook và mức độ hạnh phúc.
Mặc dù có thể chỉ ra rằng việc sử dụng Facebook có vẻ sẽ gây ra sự giảm sút về mức độ hạnh phúc, chúng tôi không thể nói cụ thể xem điều đó diễn ra như thế nào. Chúng tôi không nhìn thấy nhiều khác biệt giữa 3 nhóm hoạt động mà mình xem xét – “thích”, đăng bài và nhấn vào các đường link (tuy rằng việc “thích” và nhấn vào các đượng link thì khác nhau khác nhiều) – cũng như tác động của những hành động này đến người dùng. Điều này thật thú vị, vì mặc dù chúng tôi đã nghĩ rằng việc “thích” nội dung của người khác đăng tải có xu hướng gây ra những sự tự so sánh tiêu cực, từ đó làm giảm mức độ hạnh phúc, nhưng việc tự đăng tải nội dung và nhấn vào các đường link dường như cũng gây ra hiệu ứng tươnng tự (mặc dù bản chất của việc cập nhật nội dung có thể là kết quả của việc so sánh với người khác rồi điều chỉnh hình ảnh củ bản thân trên Facebook dựa vào những gì người khác sẽ nhìn nhận). Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự giảm sút mức độ hạnh phúc nằm ở số lượng chứ không phải chất lượng của việc sử dụng. Nếu điều này là đúng thì kết quả của chúng tôi trái ngược với những nghiên cứu trước đây, vốn cho rằng số lượng tương tác trên mạng xã hội là không liên quan, và rằng chỉ có chất lượng của các tương tác này mới có sức ảnh hưởng.
Những kết quả này có thể cũng có thể áp dụng cho các mạng xã hội khác. Tuy rằng nhiều mạng xã hội cho người dụng tiếp cận với các tài khoản “bóng bẩy” có thể dẫn đến những sự so sánh không lành mạnh, thì vấn đề lượng sử dụng sẽ là vấn đề đối với bất kỳ hệ thống mạng xã hội nào. Thời gian bật màn hình điện tử có thể gây ra vấn đề, nhưng điều đáng ngại đối với mạng xã hội chính là khi sử dụng nó, ta có ấn tượng rằng mình đang tham gia vào một tương tác xã hội nhiều ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng bản chất và chất lượng của kiểu kết nối online này không thể thay thế cho các tương tác trong đời thực, thứ cần thiết để tạo nên cuộc sống lành mạnh.
Bức tranh toàn cảnh về việc sử dụng mạng xã hội chắc chắn rất phức tập. Tiếp xúc với những hình ảnh chỉn chu về cuộc sống của người khác có thể khiến ta có những so sánh tiêu cực, và số lượng khổng lồ các tương tác trên mạng xã hội có thể khiến ta xao nhãng những trải nghiệm đầy ý nghĩa trong đời thực. Tuy nhiên, có một điều khá rõ ràng là các tương tác trên mạng xã hội không thể thay thế cho các mối tương tác trong cuộc sống thực.
Tác giả: Holly B. Shakya và Nicholas A. Christakis
Dịch bởi Ad Gigi