Một nghiên cứu bất ngờ gần đây cho biết vào 6 tuổi, con gái đã tin rằng họ kém thông minh hơn con trai. Những nhà nghiên cứu thử nghiệm trẻ từ 5-7 tuổi xem liệu chúng có tin rằng giới tính ảnh hưởng đến sự thông minh. Trong một bài kiểm tra, chúng được kể một câu chuyện về một nhân vật chính “vô cùng, vô cùng thông minh” và đoán xem nhân vật đó là nam hay nữ.
Tất cả bé trai và những bé gái 5 tuổi đoán đúng với giới tính của chúng, nhưng bé gái 6 và 7 tuổi thì lại tin rằng nhân vật chính là nam. Trong những bài kiểm tra khác, những bé gái 6 và 7 tuổi cũng do dự hơn bé trai khi chơi những trò chơi được xem là dành cho trẻ “thông minh”.
Những kết quả này nhất quán với một nghiên cứu năm 2011 cho thấy ngay chỉ mới lớp 2, bé trai cảm thấy tự tin học Toán hơn bé gái, mặc dù thực tế là cả hai giới đều có kết quả học tập tốt ngang nhau trong những môn học đòi hỏi “đầu óc”.
Hãy xem xét 1 số kết quả nghiên cứu:
- Thậm chí dù đã là người lớn, phần lớn cả nam giới lẫn nữ giới đều tin rằng nữ học toán tệ hơn nam.
- Nữ giới chiếm một nửa nguồn nhân lực nhưng lại chiếm số ít trong những ngành như công nghệ, khoa học, toán học và kĩ sư. Ví dụ, chỉ có 12% kĩ sư là nữ giới.
- Nữ giới có giáo dục tốt hơn nam giới (nhiều phụ nữ tốt nghiệp cao đẳng và đại học hơn, nhưng lương chỉ bằng 4/5 so với nam giới gần như trong tất cả ngành nghề.
Một số nghiên cứu bất ngờ gần đây còn cho thấy nữ giới có thể thông minh hơn nam giới. Theo chuyên gia IQ James Flynn, nhiều phụ nữ ở các quốc gia phát triển hơn hẳn nam giới trong các bài kiểm tra trí thông minh. Phụ nữ cũng có chỉ số thông minh cảm xúc cao hơn, đồng nghĩa họ có sự tự nhận thức, tự quản lý, nhận thức xã hội và kỹ năng quản lý mối quan hệ tốt hơn nam giới.
Sự tự tin cũng đóng vai trò quan trọng trong nhận thức về trí thông minh. Nhiều nghiên cứu cho thấy nam giới tự tin hơn nữ giới, thậm chí là tự tin quá mức. Nghiên cứu cũng cho thấy nam giới có xu hướng đánh giá quá cao năng lực và thành tựu của mình, trong khi phụ nữ thì có xu hướng đánh giá thấp hơn, mặc dù cả hai có cùng kết quả và năng lực. Ngoài ra, khi có vấn đề xảy ra, nữ giới thường tự đổ lỗi cho bản thân, còn nam giới thì đổ lỗi cho yếu tố bên ngoài.
Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể tại sao nữ giới lại tin rằng nam giới thông minh hơn. Theo Kiri, phần lớn đến từ cách dạy dỗ cũng như những quan niệm sẵn có trong xã hội. Cha mẹ có thể vô tình thiên vị nam giới hơn và cho rằng con gái thì thường học không giỏi bằng con trai, hoặc không cần học quá nhiều. Điều này ảnh hưởng phần nào đến sự tự tin của trẻ.
Ngoài ra, xã hội cũng phần lớn tin rằng nữ giới phù hợp với những công việc nữ công gia chánh hay những ngành liên quan văn học, trong khi nam giới thì làm việc tốt những công việc liên quan máy móc, công nghệ, số liệu hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây từ Github lại cho thấy nữ giới lập trình tốt hơn nam giới.
Qua bài viết này, Kiri muốn nhắn nhủ là: xã hội hiện tại đã dần dần trở nên bình đẳng hơn. Cả nam và nữ đều có quyền làm bất cứ công việc nào miễn là họ yêu thích. Nữ giới, đặc biệt là các bậc phụ huynh, nên tự tin vào bản thân hơn và dạy con rằng chúng cũng không thua kém gì nam giới, hãy dạy con mình dũng cảm dấn thân vào những công việc mà chủ yếu được xem là “chỉ dành cho nam giới” miễn là chúng yêu thích.
Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, giai đoạn mà khả năng quan trọng hơn sức mạnh thể chất rất nhiều lần. Vì vậy nữ giới đang có nhiều cơ hội để thể hiện khả năng của bản thân mình hơn là chỉ theo quan niệm cũ của xã hội là phải làm ‘người phụ nữ của gia đình’. Thứ duy nhất mà nữ giới còn thiếu là sự tự tin vào bản thân.
Link 1 số bài nghiên cứu cho bạn nào quan tâm:
- http://ilabs.washington.edu/sites/default/files/11Cvencek_Meltzoff_Greenwald_Gender_Math_Gender_Stereotypes_2011.pdf
- http://science.sciencemag.org/content/355/6323/389
- http://www.livescience.com/53729-bias-against-female-coders.html
Ad Kiri