Hiệu ứng người ngoài cuộc – người thành phố có thật sự vô cảm?

Tháng 10 năm 2011, một bé gái 2 tuổi ở Trung Quốc bị xe tải tông phải khi đang đi đường. Mặc dù bé nằm bị thương trên đường và có 18 người đi ngang nhưng không ai giúp cả. Cuối cùng thì có một người đàn ông gọi cấp cứu. Bé gái được mang đến bệnh viện và chết 8 ngày sau đó.

Câu hỏi đặt ra là tại sao người khác chỉ đi ngang và không giúp đỡ? Điều gì đã làm họ bỏ mặc người cần được giúp? Hiện tượng là được gọi là hiệu ứng người ngoài cuộc (bystander effect), khi một người không giúp đỡ người khác trong tình huống khẩn cấp nếu có những người khác cũng ở đó.

Hai nhà tâm lý Latane và Darley đã nghiên cứu ra là càng có nhiều người ngoài cuộc thì càng ít khả năng có người sẽ đề nghị giúp đỡ. Điều này là do họ tin rằng có người khác sẽ giúp thay mình. Đây gọi là ‘sự phân tán trách nhiệm’ (diffusion of responsibility).

Latane và Darley cũng tìm ra 5 bước mà một người sẽ cân nhắc trước khi ra quyết định. Đó là:

1. Nhận biết sự việc

Nếu một người không nhận ra có vấn đề đang xảy ra thì họ không thể giúp được. Ví dụ, nếu một người đang suy nghĩ trong đầu và đi ngang bé gái, họ không để ý nên sẽ không biết bé cần giúp đỡ.

2. Xem đó là trường hợp khẩn cấp

Ví dụ, nếu một người đang nằm ở công viên thì ta có thể nghĩ rằng người đó chỉ đang ngủ chứ chưa hẳn là bị đột quỵ.

3. Giả định trách nhiệm

Nếu có quá nhiều người ở xung quanh, mọi người sẽ có xu hướng tin rằng ai đó sẽ giúp đỡ. ‘Sự phân tán trách nhiệm’ sẽ càng lớn nếu càng có nhiều người.

4. Biết cách giúp đỡ

Cho dù một người nhận ra sự việc, xem đó là khẩn cấp, giả định trách nhiệm là của mình nhưng nếu không biết nên giúp như thế nào thì họ cũng có thể sẽ không giúp.

Ví dụ, nếu bạn không biết bơi thì rất có thể bạn rất muốn nhưng vẫn sẽ không nhảy xuống cứu người chết đuối.

5. Quyết định giúp đỡ

Giả sử như gần đây bạn đọc bài báo viết về người giúp đỡ bị người gặp nạn kiện vì đã thực hành sơ cấp cứu khi chưa có bằng bác sĩ thì liệu bạn có chắc mình sẽ giúp đỡ. Trong một số trường hợp, cho dù bạn biết cách giúp người kia thì bạn vẫn có thể quyết định không giúp vì rủi ro quá lớn (hay cũng có thể vì bạn cảm thấy mình không đủ khả năng).

Như vậy, sự vô cảm của người thành thị có thể chỉ là bởi vì ‘sự phân tán trách nhiệm’ do chúng ta đang ở xung quanh quá nhiều người, còn nếu ở nông thôn hay chỉ có một mình khi gặp người nạn, chúng ta sẽ sẵn sàng giúp người khác cũng như tỷ lệ được giúp cao hơn. Hoặc cũng có thể là như những vấn đề chúng ta gặp phải trong 5 bước để ra quyết định ở trên.

Bên cạnh đó, khi hiểu vấn đề nằm ở ‘sự phân tán trách nhiệm’ thì nếu như bạn gặp vấn đề và cần giúp đỡ, thay vì la ‘Ai giúp tôi với’ thì hãy quy trách nhiệm về một người thì bạn sẽ có thể có tỷ lệ được giúp cao hơn.
Ví dụ như chỉ vào một người trước mặt và nói, ‘anh áo đen, anh có thể giúp tôi gọi xe cấp cứu được không’.

Hy vọng bài viết của Kiri đã giúp mọi người hiểu thêm về ‘hiện tượng người ngoài cuộc’.

Ad Kiri

[ ]

Chia sẻ ý kiến của bạn:

One Response

  1. Tôi Sống 28/04/2017

Chia sẻ

Hãy khám phá bí quyết thấu hiểu bản thân, định hướng cho tương lai để làm chủ cuộc sống của bạn ngay hôm nay!TÌM HIỂU NGAY
+