1. Hệ tư tưởng “lãng mạn”
Trong thế giới hiện đại, dưới sự tác động của hệ tư tưởng “lãng mạn”, chúng ta được bảo phải tin tưởng hoàn toàn vào trực giác của bản thân! Và tình yêu là sự ngất ngây khi cả hai tìm được cho mình một người “phù hợp”, nhưng song hành với nó, một điều rất hiếm khi, đó là người ấy liệu có khiến chúng ta hạnh phúc? Tư tưởng lãng mạn ấy thoạt nghe thật tuyệt vời và tốt lành. Và người sáng tạo ra tư tưởng này chắc hẳn đã tưởng tượng rằng, nó sẽ chấm dứt những mối quan hệ không hạnh phúc xuất phát từ cách chọn bạn đời truyền thống trước đây: “hôn nhân sắp đặt”.
Tuy nhiên sự thật là việc chúng ta tin vào trực giác của mình đã được chứng minh là thường kết thúc bằng thảm hoạ. Khi ta “ lắng nghe “ cảm xúc của mình với một người nào đó ở quán cafe (quán rượu, căn tin) hay ở lớp học; ở những bữa tiệc hay trên mạng xã hội… chủ nghĩa lãng mạn ấy đã khéo léo tô vẽ ra một viễn cảnh mà thực tế có thể khiến chúng ta không hạnh phúc hơn! Bởi vì, chúng ta cảm nhận thấy đối phương phù hợp với mình, nhưng nó chỉ là phần bề ngoài mà ta tiếp xúc được qua vài câu chuyện tán gẫu, chưa thể khẳng định đối phương thực sự là người như thế nào. Còn với tư tưởng truyền thống, một cặp đôi thời phong kiến tập quyền bị trói buộc kết hôn bởi gia đình hai bên nhằm bảo vệ và phát triển khối tài sản của tổ tiên để lại. Do đó sinh ra sự tính toán trong việc đảm bảo giá trị của một câu chuyện tình. Nhưng đôi khi, các cặp đôi ấy lại sống với nhau hòa thuận suốt đời!

Purchase this image at https://www.stocksy.com/939363
2. Yêu một cách phi lí
Có một trường phái tư tưởng khác: nó bị ảnh hưởng bởi những liệu pháp tâm lý, thách thức quan điểm cho rằng tin tưởng trực giác luôn giúp chúng ta gặp được những người có thể khiến ta hạnh phúc. Giả thuyết này chỉ ra rằng trước hết chúng ta không yêu người mà quan tâm ta theo cách lý tưởng. Chúng ta yêu người quan tâm ta theo cách quen thuộc. Và có thể, đó là một sự khác biệt lớn. Tình yêu của người trưởng thành được mô phỏng theo hình mẫu tình yêu tạo ra từ thời nhỏ. Và điều đó có khả năng gắn chặt với một loạt những vấn đề rắc rối và cản trở tới cơ hội tìm hiểu và hạnh phúc trong tình yêu của chúng ta khi trưởng thành. Chúng ta tin rằng mình đang tìm kiếm hạnh phúc trong tình yêu nhưng điều ta đang thực sự theo đuổi lại là sự quen thuộc.
Chúng ta tìm cách tái hiện những mối quan hệ với người lớn mà chúng ta biết rất rõ từ thời nhỏ. Và rất hiếm khi chỉ có sự dịu dàng và quan tâm. Nhiều người trong chúng ta đã vô tình “nhận thức” rằng tình yêu bị xen bởi những cảm xúc tiêu cực khác. Đó có thể là cảm giác muốn giúp đỡ người lớn khi họ đang bị mất kiểm soát về hành vi hay chính chúng ta bị tước đi sự ấm áp từ cha mẹ bởi anh chị em ruột thịt! Hay sợ hãi trước sự giận dữ của họ hoặc chúng ta cảm thấy không đủ yên tâm để truyền đạt những ước muốn nhỏ bé, nhưng khi còn là một đứa trẻ, thật khó để thể hiện ước muốn ấy với người lớn. Thật hợp lý với việc khi chúng ta trưởng thành, đã từ chối những ứng viên không phải vì họ không tốt với ta mà vì họ quá tốt! Ở một khía cạnh nào đó của sự cân bằng, chín chắn, thấu hiểu và đáng tin cậy quá mức mặc dù trong tim ta sự tốt đẹp ấy có cảm giác xa vời và không xứng đáng…
3. Cách giải quyết
Để chọn bạn đời một cách sáng suốt, chúng ta cần xem xét sự chịu đựng bắt buộc có thể tác động thế nào tới cảm xúc khi bị thu hút của mình. Cách bắt đầu hữu ích đó là bạn nên tự hỏi bản thân, và chuẩn bị với một tờ giấy lớn, một chiếc bút và một buổi chiều đẹp trời rằng kiểu người như thế nào khiến bạn thích hoặc không thích. Cố gắng theo đuổi những phẩm chất của người yêu quý chúng ta thời nhỏ và tự hỏi những mong muốn thôi thúc của riêng ta phù hợp với những điều có thể khiến ta hạnh phúc tới mức nào. Rồi chúng ta có thể khám phá ra rằng những người hơi xa cách và thô bạo luôn khiến ta thấy thú vị hơn những người được cho là “tử tế”. Và điều đó đôi khi sẽ khiến bạn phải dừng lại suy nghĩ đôi chút.
Phản xạ chân thực của chúng ta là những kí ức của thời nhỏ. Chúng tiết lộ những suy nghĩ mặc định ẩn giấu mà ta cho rằng tình yêu đối với ta có cảm giác như thế nào. Chúng ta bắt đầu có một bức tranh rõ ràng hơn về điều ta mong đợi ở người khác và có thể không phải là định hướng thật sự tốt cho hạnh phúc của chúng ta. Khi kiểm chứng lại quá khứ tâm trạng của mình, chúng ta nhận ra mình không thể bị thu hút bởi một người bị giới hạn trong khuôn khổ được định trước vì những điều đã xảy ra trong quá khứ của chúng ta. Ngay cả khi không phải lúc nào cũng có thể thay đổi hoàn toàn những hình mẫu này, nhưng thật tốt khi biết rằng chúng ta có trở ngại. Nó khiến ta cẩn thận hơn khi cảm thấy choáng ngợp bởi sự chắc chắn mình đã gặp đúng người chỉ sau vài phút nói chuyện ở quán bar… Hay khi chúng ta chắc chắn một người nào đó chỉ vai u thịt bắp hoặc tẻ nhạt mặc dù xét về khách quan mà nói, họ có khá nhiều ưu điểm?
Sau cùng, chúng ta có xu hướng tự do khi yêu người khác hẳn so với “tuýp“ người mà ta định trước ban đầu, khi ta nhận ra những tính cách mình thích hay cảm thấy sợ hãi vì điều đó có thể được tìm thấy từ người đầu tiên dạy ta về vấn đề tình cảm rất lâu về trước, có thể là thời còn bé khi chúng ta cố gắng hiểu và theo nhiều cách, giải phóng bản thân mình; hay là khi chúng ta trải qua một cú sốc về tình cảm với “người đầu tiên”.
*Bài viết độc quyền tại Tâm lý học ứng dụng
CTV Thewolf96