Bạn xem bộ phim Cast Away (Bị Bỏ Rơi) chưa? Trong phim, nhân vật do Tom Hanks thủ vai gặp tai nạn máy bay và rơi xuống một hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương. Anh sống lẻ loi một mình ở đó trong nhiều năm trời. Anh lấy một quả bóng chuyền, vẽ gương mặt người lên đó và liên tục trò chuyện với nó. Quả bóng mang nhãn hiệu Wilson, nên cuối cùng Hanks gọi “người bạn” của mình là Wilson. Không tương tác được với người thật, thế nên anh phải tạo ra một “người”.
Chúng ta là những sinh vật có tính xã hội cao, và mong muốn kết nối với người khác là một động lực bẩm sinh mạnh mẽ. Ta không muốn sống cô độc, và ta sẽ cố gắng hòa nhập vào xã hội. Ta cần có cảm giác mình có một vị trí trong thế giới mà ta thuộc về.
Nhu cầu gắn kết mang đến những tác động rất tinh tế. Chúng ta xác định hình ảnh cá nhân thông qua hội nhóm mà ta tham gia, và ý thức nhóm này ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của ta.
Bạn có thể tạo dựng hình ảnh chung của nhóm chỉ đơn giản bằng cách khơi gợi mọi người nói về bản thân, hoặc thông qua cách bạn đặt câu hỏi. Ví dụ, nghiên cứu của Gregory Walton chỉ ra rằng nếu người ta phát biểu “Tôi là người ghiền sô-cô-la” thay vì “Tôi ghiền sô-cô-la lắm,” thì câu nói này sẽ ảnh hưởng đến mức độ yêu thích sô-cô-la của họ. “Người ghiền” là danh từ. “Ghiền” là động từ. Những ai bảo rằng “Tôi là người ghiền sô-cô-la,” tức là dùng danh từ thay vì động từ, sẽ thể hiện mức độ yêu thích sô-cô-la cao hơn.
Khi đề nghị người khác làm một việc, hãy dùng danh từ thay vì động từ. Hãy khơi dậy cảm giác thuộc về một tổ chức của họ, và thường thì họ sẽ làm theo yêu cầu của bạn.
Theo Tiến sĩ ngành Tâm lý học hành vi Susan Weinschenk – sách Thuyết Sao Cho Phục
Bạn có thể mua sách tại: https://bit.ly/2wedPRM
[ ]