Body-shaming, 9 hành vi chế nhạo cơ thể cần ngăn chặn

Sự chế nhạo cơ thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tất cả đều để lại những hậu quả to lớn.

Cơ thể con người là một trong những món quà quý giá nhất mà chúng ta có. Đó là một cơ quan rắc rối, phức tạp và đáng tin cậy, nó phục vụ chúng ta liên tục cả ngày và đêm trong suốt cuộc đời mà hầu như không đòi hỏi gì ngược lại.

Vì nhiều lý do, chúng ta thường sẵn sàng lắng nghe trí óc hơn là đặt niềm tin vào cơ thể. Chúng ta nghe theo trí óc mà hầu như không hề do dự, dành thời gian lắng nghe giả định, những lời dối trá, và cả những chỉ trích của nó. Tuy nhiên, khi nghĩ về cơ thể, chúng ta dễ dàng để trí óc ra lệnh cho tri giác. Các xác lập mặc định làm chúng ta dễ dàng quên đi rằng suy nghĩ của chúng ta được định hình bởi định kiến và các cấu trúc xã hội. Trí óc của chúng ta ngấu nghiến những quan điểm phi thực tế về cơ thể và còn bảo vệ chúng.

Ngược lại, chúng ta luôn nghĩ cơ thể mình không hề thiên vị: Cơ thể của chúng ta chỉ là những gì chúng ta nghĩ nó là (mặc dù sự nhận định này thường bị áp đặt bởi các cấu trúc và quan điểm xã hội.

Thông qua trí óc, chúng ta xem cơ thể như thứ gì đó tồn tại chỉ để phục vụ nhu cầu và khước từ chuyện nhìn nhận nó ngoài những định hướng mà trí óc đặt ra. Vấn đề là khi chúng ta nghĩ mình đang nhìn cơ thể mình, thật ra chúng ta chỉ đang nhìn nhận những áp đặt trong đó mà thôi.

Cũng giống như nhiều hoạt động khác, là một giáo viên dạy Yoga nhiều năm, tôi hiểu rằng Yoga dạy cho chúng ta cách thoát ra khỏi tâm trí và đi sâu vào cơ thể mình. Bằng cách này, chúng ta gạt những cảm xúc gắn với cơ thể ra khỏi bản thân mình, một trong những cảm xúc đó là sự xấu hổ. Sự liên kết giữa hổ thẹn và cơ thể được bắt nguồn sâu xa từ thói quen phán xét cơ thể, Chúng ta làm điều này cả khi nhìn vào người khác và khi tự nhìn vào cơ thể mình. Sự chế nhạo cơ thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tất cả đều để lại những hậu quả to lớn.

Dẫu biết rằng ai cũng có những khó khăn phải đối mặt trong việc trở nên thoải mái với cơ thể mình, thế nhưng tại sao ta cứ tiếp tục khắc nghiệt như vậy? Tại sao chúng ta cứ tự tạo thêm áp lực cho mình?

Đôi khi điều đó chỉ đơn giản rằng việc chế nhạo cơ thể đã trở nên vô thức đến mức khó có thể nhận ra những tình huống gắn với nó. Sau đây là 9 cách chúng ta vô thức chế nhạo cơ thể mình. Một khi những điều này trở nên dễ dàng nhận biết, chúng ta sẽ có thể ngăn chặn, chất vấn và thay đổi những suy nghĩ này.

9 HÀNH VI CHẾ NHẠO CƠ THỂ CẦN NGĂN CHẶN

  1. Tập trung vào chế độ ăn uống thay vì dinh dưỡng.

Cơ thể chúng ta vận hành như một bộ máy, điều này đồng nghĩa với việc nó cần một lượng chất đốt đều đặn mỗi ngày để chạy hết công suất. Một trong những nguồn năng lượng đó là thức ăn. Vì thực tế này, chế độ dinh dưỡng nên đa dạng, chức nhiều vitamin, chất xơ, chất béo và thậm chí cả đường. Khi chúng ta chạy theo những trào lưu ăn uống như đếm calo hay cắt giảm tinh bột, chúng ta đang hành động theo một mong muốn về ngoại hình nhất định hơn là tập trung hỗ trợ cơ thể hoạt động theo cách chúng ta cần.

  1. Từ chối việc hưởng thụ:

Nấu một bữa ăn ngon, uống chung một cốc (hoặc chai!) rượu, ăn một bữa tráng miệng thịnh soạn – đây là những cách chúng ta chiều chuộng cơ thể mình. Mặc dù sự lựa chọn này đem lại cho bạn niềm vui, chúng ta đã chấp nhận rằng chiều chuộng bản thân quá mức quá nhiều và quá thường xuyên là một điều xấu. Đã bao nhiêu lần bạn nghe thấy câu “Bạn thật khôn ngoan khi từ chối món tráng miệng này” hay “Sướng miệng hại thân”.

Có một điều quan trọng cần nhớ là có nhiều cách lành mạnh để chiều chuộng bản thân (ví dụ như một chút sô cô la phủ hạnh nhân sau bữa tối). Một khía cạnh của việc trở nên lành mạnh là hãy chấp nhận những thú vui này.

  1.  Tôn thờ những hình mẫu cơ thể đăng trên phương tiện truyền thông.

Theo như Tổ chức Renfrew về chứng rối loạn ăn uống, khoảng 5% người Bắc Mỹ có ngoại hình cơ thể giống với hình mẫu được phác họa trên phương tiện truyền thông.

Tuy nghe có vẻ sáo rỗng nhưng ngăn chặn việc chế nhạo cơ thể bắt đầu từ nhận thức rằng mọi cơ thể có đủ các kích cỡ và hình dạng, và hầu như không có loại cơ thể nào cụ thể chiếm sóng áp đảo trên các phương tiện truyền thông.

  1.  Chế nhạo người “da bọc xương”

Tự nhiên đã tạo ra nhiều loại cơ thể khác nhau, vì vậy trông chờ vào việc tất cả mọi người trông giống nhau là điều phi thực tế. Có một thực tế bị lờ đi là những người gầy hơn thường bị nhạo báng rằng “da bọc xương”, “ám ảnh về cơ thể” hay “nhìn như chết đói”. Cũng giống như những người khác, họ được quyền lờ đi những phán xét của người khác về cách cơ thể họ vận hành hoặc những gì nó yêu cầu.

  1.  Phán xét sự đa dạng về dáng người trong phòng tập gym.

Tôi từng biết một giáo viên dạy yoga có ngoại hình mập mạp, và cô đã nhắc đến điều này trong mọi lớp học để chúng tôi nhận thức được những áp lực và phán xét cô đã phải chịu trong cộng đồng yoga. Những suy nghĩ như “Nếu bạn to béo hơn, bạn không thể tập yoga” hoặc “Bạn không thể trở thành một giáo viên yoga với một thân hình phì nhiêu được.” Những tư tưởng này ngăn không cho chúng ta nhận ra rằng sự cân đối đến từ nhiều hình dáng, kích cỡ và tập luyện đem lại hiệu quả giống nhau bất kể dáng người.

  1.  Phán xét người khác vì những hành vi hòa nhập bất chấp những áp lực từ xã hội mà họ phải đối mặt.

Áp lực để thích nghi với vẻ đẹp chuẩn mực của xã hội tấn công tất cả chúng ta một cách khó nhận ra. Thật khó để tháo gỡ những gì chúng ta phải làm để đáp ứng chuẩn mực xã hội và từ đó để những thứ tự nhiên khiến chúng ta xinh đẹp hơn. Học cách chấp nhận và yêu thương cơ thể mình có thể là một hành trình rất dài, không phải tự nhiên mà đạt được thành công.

Khi chúng ta phán xét người khác vì phẫu thuật thẩm mỹ hoặc đi giày cao gót, chúng ta đang tham gia vào một loại chế nhạo cơ thể. Thậm chí khi phán xét là một sự loại trừ của quan điểm xã hội, nó có thể có kết quả đối lập, dẫn đến một bước lùi hơn là một bước tiến.

  1.   Phán xét những biểu hiện của xu hướng tình dục.

Xu hướng tình dục có thể được thể hiện bằng cách chúng ta chọn biểu lộ cơ thể mình thông qua quần áo hoặc sự di chuyển. Phán xét cách người khác làm điều này, hay không cho một số người quyền thể hiện xu hướng tình dục dựa trên dáng người họ là một loại chế nhạo cơ thể. Biểu lộ xu hướng tình dục là một nhu cầu tự nhiên của tất cả mọi người. Mỗi người đều có quyền được biểu lộ thiên hướng tình dục theo cách tự nhiên nhất mà không bị phán xét vì điều đó.

  1. Không hiểu rõ về cơ thể mình.

Nếu chúng ta muốn hiểu hành vi chế nhạo cơ thể đã ăn sâu thế nào, chúng ta phải nhìn lại cách mình giao tiếp với cơ thể của mình. Chúng ta đã học cách sợ tấm gương, hoặc thỉnh thoảng cảm thấy không thoải mái khi nhìn hình ảnh bản thân mình lúc khỏa thân. Chúng ta kiềm chế việc dành thời gian khám phá cơ thể mình và từ đó giới hạn sự hiểu biết của bản thân.

  1.  Định nghĩa vẻ đẹp là ngoại hình thay vì trí tuệ.

Khi chúng ta nhận ra mình có nhiều thứ hơn chỉ là cơ thể, chúng ta bắt đầu vứt bỏ những áp lực mình tự đặt lên nó. Cơ thể là một phương tiện mạnh mẽ, nhưng không phải là phương tiện trung gian duy nhất giúp ta trải nghiệm cuộc sống. Vẻ đẹp còn đến từ những yếu tố như sự hài hước, lòng trắc ẩn, lòng vị tha và tính thông minh.

*Bài dịch độc quyền tại Tâm lý học ứng dụng

CTV Eira

*Nguồn: https://www.mindbodygreen.com/0-15240/9-bodyshaming-behaviors-we-all-need-to-stop.html

[ga_thuonghieu]
Chia sẻ ý kiến của bạn:

Chia sẻ

Hãy khám phá bí quyết thấu hiểu bản thân, định hướng cho tương lai để làm chủ cuộc sống của bạn ngay hôm nay!TÌM HIỂU NGAY
+